Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Phật Ngủ

Cảnh thiên nhiên “Phật ngủ” sinh động như thật có rất nhiều ở Trung Quốc. Dưới đây là 10 khung cảnh như thế:


1. Phật ngậm chu sa ở Tinh Hồ, Thiệu Khánh

Với chiều dài khoảng 1 km, núi đá hình “Phật ngủ” được tạo thành bởi một dốc núi và một đỉnh đồi thông, mang hình dáng một vị Phật nằm ngửa bên bờ hồ Tiên Nữ, đầu phía Bắc, chân phía Nam. Nhìn từ xa, khung cảnh tạo nên hình ảnh vị Phật đang nằm với mắt, chân mày, mũi, miệng, cằm, và búi tóc rất rõ ràng. Điều kỳ lạ là cứ vào trung tuần tháng 3 và tháng 9 hàng năm, trước và sau Xuân phân và Thu phân, vào chạng vạng tối khoảng 6 giờ, cùng với cảnh mặt trời đang xuống làm nổi bật lên kỳ quan “Phật ngậm chu sa”.

 Trước tiết Thu phân là thời gian đẹp nhất để quan sát kỳ quan này.


Khi “chu sa rơi vào miệng Phật” cũng là lúc khắp không gian bao phủ một màu vàng rực rỡ giống như Phật quang chiếu ra khắp nơi. Người ta nói, ai tận mắt chứng kiến cảnh này là người có duyên với Phật, khi đó đứng ở xa hướng về Phật cầu Phúc sẽ giúp thân thể khỏe mạnh, tuổi thọ tăng thêm, hạnh phúc viên mãn.


Ngắm Phật vào mùa thu, từ ngày thứ Hai sau tiết Bạch lộ đến ngày thứ Bảy trước Thu phân, sau mỗi ngày mặt trời di chuyển xuống về hướng Nam với thời gian khác nhau, người quan sát theo đó cũng di chuyển về phía Bắc khoảng 6 mét, thời gian quan sát là 7 ngày.
Thời điểm Phật nằm tiếp xúc với mặt trời được tô điểm với cảnh ngư dân đi câu trên hồ là thời khắc đẹp và yên bình.


Khi mặt trời xuống là lúc ngư dân chèo thuyền quay về, để lại mặt hồ với gió thu nhè nhẹ, hạc trắng bay lượn, đưa Phật nằm đi vào giấc ngủ.

2. “Phật ngủ” ở núi Quan Âm



Đây là một kỳ quan gần quốc lộ Anh Phật thuộc huyện Phật Cương, thành phố Thanh Viễn, tỉnh Quảng Đông. Núi Quan Âm là núi Phật giáo nổi tiếng, mạch núi ở sau chùa Vương Sơn; từ trong chùa nhìn ra xa có thể thấy núi Quan Âm giống như hình Quan Âm Bồ Tát đang nằm. Cho đến bây giờ, đây vẫn là bức tượng thiên nhiên hình Quan Âm nằm lớn nhất thế giới.

3. “Phật ngủ” ở đảo Vương Kỷ hồ Lô Cô

                                     

Vị trí nằm ở bên trái huyện Diêm Nguyên tỉnh Tứ Xuyên và phía Bắc huyện Ninh Lang tỉnh Vân Nam. Hồ Lô Cô là biên giới giữa hai tỉnh. Cảnh “”Phật ngủ”” được tạo thành do kết hợp giữa một bán đảo trong hồ và phần bóng in xuống mặt nước hồ. Phong cảnh của đảo có cây cối, hoa cỏ, và thế núi, được kết hợp với hình ngược dưới mặt nước tạo thành bức tranh “Phật ngủ” với nửa trên là núi, nửa dưới là nước trông vô cùng tuyệt diệu. Cảnh vật khiến người xem không khỏi kinh ngạc về sự thần kỳ của tự nhiên.

4. “Phật ngủ” ở núi Cửu Hoa

Thiên nhiên “Phật ngủ” này nằm ở khu phong cảnh Hoa Đài, núi Cửu Hoa, thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy. Phần đầu là gối lên đỉnh quần thể Thiên Đài, từ trán đến mắt do Hoa Đài nhỏ hợp thành, từ mũi đến gáy do Hoa Đài lớn hợp thành; tổng chiều dài từ trán đến gáy là cả trăm mét; bức tranh thiên nhiên “Phật ngủ” trông giống như thật.



 Nghe nói phong cảnh này do ông Nhân Đức, Chủ tịch hội núi Phật Cửu Hoa phát hiện vào tháng 9/1999. Người ta quan sát thấy giống Pháp sư Nhân Đức, giới tăng ni cho rằng là Pháp thân của Đại hòa thượng Nhân Đức, vì thế nơi đây mỗi ngày đón vô số chúng sinh đến lễ bái.


5. “Phật ngủ” Bảo An

“Phật ngủ” Bảo An (còn gọi là “Phật ngủ” núi Trường Bạch), nằm ở gần thôn Bảo An, trấn Lạp Pháp, thành phố Giao Hà, thuộc khu hành chính Cát Lâm. Nơi đây có núi Hải Thanh có dáng giống hình “Phật ngủ” trải dài rất to lớn.


“Phật ngủ” có đầu ở phía Tây Bắc, chân ở Đông Nam, nằm giữa trời đất trông sống động như thật. Năm 1993, kỳ quan thiên nhiên này được xếp vào một trong 12 kỳ quan của Trung Quốc.

6. “Phật ngủ” núi Hạ Lan

Núi Hạ Lan nằm ở biên giới nội Mông Cổ và Ninh Hạ, bức tranh nằm ở chân núi phía Đông, vị trí chụp ảnh đẹp nhất ở cột mốc biên giới ven quốc lộ thuộc thôn Kim Sơn.



“Phật ngủ” núi Hạ Lan mặt ngước lên trời, lông mày nhô, mũi thẳng, trông vừa sinh động vừa hiền hậu.

7. “Phật ngủ” núi Đông

“Phật ngủ” núi Đông còn gọi là “Phật ngủ” kín, tọa lạc ở đỉnh Thê Loan, phía Đông chân núi Nga Mi, thành phố Đông Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Đây là nơi giao nhau giữa ba con sông (sông Dân, sông Thanh Y, sông Đại Độ). Bức tranh có chiều dài khoảng hơn 4000 mét. Phần đầu, thân, và chân do núi Ô Vưu, Lăng Vân và Đông Nham tạo thành; “Phật ngủ” có tứ chi đầy đủ, hình dáng đều đặn, nằm khoan thai ở triền núi sông Thanh Y, dịu dàng ngắm bầu trời.


8. “Phật ngủ” Đội Hoàng

Đội Hoàng được xem là “kinh đô của Phật”, vì nơi đây không chỉ có nhiều cảnh Phật mà còn vì có “Phật ngủ” do thiên nhiên tạo thành ở bờ sông Đội Hoàng.


Vào mùa hạ tháng 8 tiết trời nóng bức, khí nóng bốc lên hừng hực trên vùng sa mạc Gobi làm hiện lên khung cảnh biến hóa mây khói lượn lờ, trong đó hình ảnh nổi bật thiên nhiên “Phật ngủ” càng tôn lên bức tranh Thần linh đầy quyến rũ. Ngắm nhìn khung cảnh người ta càng thấy linh thiêng và muốn hành lễ kính Phật.

9. “Phật ngủ” Thập Lý

Nơi nổi tiếng này là một triền núi cách khoảng 1 km về phía Đông Nam trấn Trị Lực Quan, và phía Đông Bắc là huyện Lâm Đàm, châu tự trị dân tộc Tạng, tỉnh Cam Túc; khối núi dài khoảng 10 dặm, nếu nhìn theo hướng Đông Tây sẽ thấy một hình tượng Phật khổng lồ. Tượng Phật có chân phía Đông, đầu phía Tây, nằm ngửa; phần đỉnh núi có độ cao gần 400 mét. Vì trông khá giống vị tướng quân nằm đội nón giáp nên người ta còn gọi là “tướng quân ngắm trời”.

 Phật nằm có thân thể vạm vỡ, thần thái an tường; mặt, mũi, cằm, thậm chí cả râu đều nổi bật rõ ràng, sinh động như thật.

10. “Phật ngủ” Bính Biên

Tượng “Phật ngủ” khổng lồ Bính Biên thuộc huyện tự trị dân tộc Tạng Bính Biên, nằm ở phía Nam tỉnh Vân Nam, phía Đông Nam châu Hồng Hà. Hình “Phật ngủ” trông hùng vĩ, có ngũ quan sống động như thật, quả là vô cùng đẹp mắt.


Không có nhận xét nào: